BAO BÌ VƯƠNG GIA NAM

BAO BÌ VƯƠNG GIA NAM

BAO BÌ VƯƠNG GIA NAM

BAO BÌ VƯƠNG GIA NAM

BAO BÌ VƯƠNG GIA NAM
BAO BÌ VƯƠNG GIA NAM
Địa chỉ: 140/39, Phùng Khắc Khoan, KP.3, P. Tân Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai Hotline: 0785520703
Tin tức

Ngành bao bì giấy Việt Nam – Những điểm sáng trong thời dịch bệnh

1. Điểm qua thị trường bao bì giấy Việt Nam trong năm 2020 

Nhu cầu thị trường gia tăng mạnh kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đang mở ra triển vọng sáng cho các doanh nghiệp ngành giấy. Thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, sản xuất giấy ước đạt 1,85 triệu tấn, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ. Xuất khẩu giấy đạt 656.900 tấn, tăng tới 97,4%; nhập khẩu giấy đạt 853.100 tấn, tăng trưởng 7,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, các sản phẩm giấy bao bì và giấy tissue tăng trưởng cả về sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Phân khúc giấy tissu (hay còn gọi là giấy lụa, khăn giấy) nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tăng đột biến tới 40,2% so với cùng kỳ do dịch bùng phát là cơ hội thuận lợi cho một số doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao.

Trong lĩnh vực sản xuất giấy in, giấy viết tuy tăng trưởng 2 quý đầu năm giảm so với cùng kỳ 2019, song theo nhận định của VPPA, nhu cầu tiêu dùng giấy in, giấy viết đang tăng trưởng trở lại vào quý III/2020. Xuất gia công vở, sổ xuất khẩu và sản xuất gia công tiêu thụ nội địa cũng đã tăng trở lại khi học sinh, sinh viên đi học ổn định trở lại và vào mùa thi cử.

Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. 

Ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. 

Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác. 

Đối với xã hội, ngành giấy hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục hay hoạt động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông kỹ thuật số đã dẫn đến sụt giảm nhu cầu sử dụng giấy in báo, nhưng cũng mang đến sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc giấy bao bì, hộp giấy, thùng carton (do nhu cầu đóng các sản phẩm phụ trợ, phục vụ việc bán hàng online và phân phối trực tiếp). 

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của nước ta tăng trưởng cao cũng đã và đang kéo theo sự gia tăng mạnh về nhu cầu giấy làm bao bì, đặc biệt là đối với các ngành có tỷ trọng xuất khẩu cao như dệt may, da giày, thủy sản, linh kiện, thiết bị điện tử… 

Tổng khối lượng giấy xuất khẩu năm 2020 tăng 100,6%, so với năm 2019. Giấy bao bì, giấy tissue xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trong khi đó giấy in, viết, giấy vàng mã giảm. Hiện Việt Nam xuất khẩu giấy bao bì đến 33 quốc gia và 5 châu lục, trong đó châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,9%, kế đến là châu Phi 0,5%, châu Úc là 0,4%, châu Mỹ và châu Âu chiếm tỷ lệ 0,2%.

Có thể thấy, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội và còn nhiều dư địa để phát triển. Việc tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) dự kiến sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu lớn cho ngành giấy và bao bì của Việt Nam.

 

2. Thách thức mở rộng sản xuất khi nhu cầu giấy bao bì tăng cao

Cả nước có trên 300 doanh nghiệp sản xuất giấy, tuy nhiên, đa phần trong số đó là doanh nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Mặt khác, không nhiều các doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất bao bì cao cấp. Để có thể đáp ứng nhu cầu giấy bao bì ngày càng tăng cao, ngành giấy buộc phải mở rộng quy mô sản xuất.

Điểm sáng về kinh tế Việt Nam là động lực lớn cho thị trường giấy Việt Nam đạt được những con số ấn tượng trong năm qua: xuất khẩu giấy đạt sản lượng 1,0 triệu tấn, tăng trưởng 23,6%, tiêu dùng giấy toàn ngành ước tính đạt 5,432 triệu tấn, tăng trưởng 9,8%. Với xu hướng xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua và sắp tới, nhu cầu về giấy sẽ luôn ở mức cao.

Xu hướng đẩy mạnh thương mại điện tử và truyền thông kỹ thuật số cũng sẽ kéo theo sự tăng trưởng mạnh nhu cầu bao bì đóng gói. Bên cạnh đó, những sản phẩm thân thiện môi trường từ giấy đang có xu hướng lên ngôi, hứa hẹn tiềm năng phát triển bùng nổ trong thời gian tới, đặc biệt là giấy bao bì thực phẩm thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần. 

Điều này cũng phù hợp với định hướng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, thúc đẩy việc thu gom, phân loại, tái chế, phát động bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong suốt thời gian vừa qua. 

Đặc biệt, các Hiệp định thương mại tự do cũng mang lại cơ hội xuất khẩu giấy bao bì và bao bì của Việt Nam vào thị trường ưu đãi thuế.

Tuy nhiên, ngành bao bì giấy Việt Nam cũng đối mặt với rất nhiều thách thức, cần các doanh nghiệp phải tỉnh táo, đoàn kết cùng nhau vượt qua.

 

3. Tương lai phát triển của ngành bao bì giấy trong năm 2021

Đại dịch Covid-19 tác động tích cực lẫn tiêu cực đến các Doanh nghiệp bao bì với sự thay đổi hành vi người tiêu dùng. Nếu như các ngành hàng tiêu dùng, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đến phân khúc bao bì đóng gói dược phẩm, thực phẩm đóng gói, dán nhãn chất khử trùng và bao bì xà phòng, chất tẩy rửa và nước rửa tay hiện có nhu cầu cao, thì nhu cầu về bao bì cho các sản phẩm sang trọng và công nghiệp lại có xu hướng giảm.

Đa phần người tiêu dùng ủng hộ việc hạn chế sử dụng sản phẩm bao bì tái sử dụng và sẵn sàng trả tiền nhiều hơn với các sản phẩm được đóng gói đẹp mắt, hợp vệ sinh. 

Trong tương lai,  vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường và bền vững sẽ tiếp tục được phổ biến, khi ô nhiễm nhựa và biến đổi khí hậu đang định hình lại luật đóng gói đến năm 2025 ở tất cả các khu vực trên thế giới. Trong 7 chương trình tổng thể mà EU đang sử dụng để hướng dẫn các khuôn khổ pháp lý dựa trên khí hậu, tập trung vào các lệnh cấm nhựa, sử dụng tối thiểu thuế và các ưu đãi tài chính như một đòn bẩy để khuyến khích các sản phẩm bao bì sử dụng bền vững. Theo đó, các thiết kế bao bì, lựa chọn vật liệu và cơ sở hạ tầng quản lý chất thải đang điều chỉnh cho phù hợp với khuôn khổ lập pháp mới nổi này. 

Theo định hướng đến năm 2021, Việt Nam sẽ không sử dụng nhựa dùng một lần tại các cửa hàng, chợ, siêu thị và đến năm 2025 cả nước sẽ không sử dụng đồ nhựa một lần.

Xu hướng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường thách thức đối với ngành bao bì nhựa Việt Nam bởi trong cơ cấu xuất khẩu của ngành, các sản phẩm bao bì truyền thống không thân thiện với môi trường chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Điều này buộc các công ty sản xuất và kinh doanh bao bì phải thay đổi, cần tìm nguồn nguyên liệu an toàn, công nghệ sản xuất mới để giảm bớt tiêu hao nhiên liệu và không gây hại với môi trường. 

 Mặc dù COVID-19 tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên nó cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành bao bì giấy Việt Nam là rất lớn. Đặc biệt là Cơ hội mở rộng quy mô sản xuất và khoa học công nghệ trong sản xuất và in ấn. Tuy nhiên để biến cơ hội thành hiện thực, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần thích ứng nhanh, có phương án phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.  Bên cạnh đó, là sự quan tâm, vào cuộc của các ban ngành liên quan, tích cực hỗ trợ hồ sơ pháp lý, thuận tiện giao dịch xuất nhập khẩu.

Facebook
Zalo
Chỉ đường
backtop